Đầu nǎm mới, bên bàn làm việc của mình, liệu giám đốc và một chủ doanh nghiệp nhỏ có một bản kế hoạch kinh doanh kèm theo các kế hoạch hành động chi tiết để làm cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp trong cả nǎm?. Kế hoạch kinh doanh là tổng hợp quá trình nghiên cứu ý tưởng kinh doanh, hoạch định kinh doanh của một dự án kinh doanh hoặc đầu tư, hoặc của một doanh nghiệp trước một giai đoạn mới. |
Một kế hoạch kinh doanh tốt chỉ ra tất cả những vấn đề cần thiết để chuẩn bị trước khi thực hiện dự án và những việc cần làm (kế hoạch hành động) trong quá trình thực hiện dự án.
Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ ở nước ta hàng nǎm chưa chú trọng vào việc lập kế hoạch kinh doanh cho nǎm tới. Vì sao?
Trước hết, các doanh nghiệp nhỏ thường không có bộ phận kế hoạch đầu tư. Bộ phận bán hàng và kinh doanh của các doanh nghiệp này thường chỉ chú trọng vào công việc chính của mình là bán hàng và phát triển mạng lưới kinh doanh, nhưng ít khi lập ra kế hoạch hàng nǎm cho cả doanh nghiệp, từ phát triển thị trường, sản phẩm, tài chính cho tới nhân sự. Chủ doanh nghiệp thì lại quá bận bịu với công việc quản lý và kinh doanh hàng ngày, không còn thời gian để tập tnmg vào việc vạch ra chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc lập kế hoạch kinh doanh nếu có được thực hiện thì cũng không thường xuyên, nǎm có nǎm không.
Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Họ thường nghĩ rằng mình có chiến lược "trong đầu" cộng với một đội ngũ kinh doanh và sản xuất giỏi là đủ. Nhân viên của các doanh nghiệp này ít khi được lãnh đạo doanh nghiệp truyền đạt chiến lược kinh doanh và các mục tiêu của doanh nghiệp, trừ những nhân viên chủ chốt. Các chủ doanh nghiệp cũng thường nghĩ rằng bản kế hoạch kinh doanh chỉ là một xấp giấy có chữ và số chứ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Thực ra, để có được một bản kế hoạch kinh doanh, phải dành một thời gian nhất định để phân tích tình hình thị trường, vạch ra mục tiêu, định hướng một cách đầy đủ.... hơn là chỉ suy nghĩ trong đầu.
Một lý do quan trọng là các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu thông tin, không có đủ nhân viên để theo dõi tình hình cạnh tranh trên thị trường, chưa áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là lnternet, để tổng hợp, phân tích thông tin về thị trường trong nước và thế giới. Các doanh nghiệp này cũng chưa quan tâm đến sự giúp đỡ của nhiều tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam và tận dụng các nguồn thông tin và phương pháp quản lý mà các tổ chức này cung cấp.
Chính vì doanh nghiệp nhỏ thường không có nguồn tài chính mạnh để mua thông tin thị trường từ các công ty nghiên cứu thị rường nên các doanh nghiệp nhỏ thường đi sau các tập đoàn lớn trong việc phát triển ý tưởng kinh doanh và sản phẩm. Lý do cơ bản nhất vẫn là do nhiều doanh nghiệp chưa có khả nǎng lập kế hoạch kinh doanh, điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp này làm ǎn dở, mà nhiều khi ngược lại. Nhưng nếu không có chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ dù làm ǎn khấm khá nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khǎn, nhất là khi phải đối mặt với các cơ hội đầu tư mới, phải ra các quyết định quan trọng về nhân sự, tài chính, tổ chức... Chủ doanh nghiệp sẽ lúng túng vì không biết quyết định của mình có đúng, có khả nǎng mang lại lợi nhuận hay không.
|