Các nhà lãnh đạo liên tục gây sức ép buộc doanh nghiệp của mình hoạt động tốt hơn trong khi cái mà họ thực sự cần là một chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Hoặc họ thường đưa ra chiến lược kinh doanh mới trong khi việc thực thi thành công chiến lược kinh doanh đó mới là điểm yếu thực sự. | ||||||
Từ ý tưởng... Chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp chỉ mang lại 63% giá trị tài chính được kì vọng. Tại sao lại như vậy? Các nhà lãnh đạo liên tục gây sức ép buộc doanh nghiệp của mình hoạt động tốt hơn trong khi cái mà họ thực sự cần là một chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Hoặc họ thường đưa ra chiến lược kinh doanh mới trong khi việc thực thi thành công chiến lược kinh doanh đó mới là điểm yếu thực sự. Làm thế nào để tránh được những sai lầm đó? Phải coi việc hoạch định chiến lược kinh doanh và việc thực hiện nó là hai hoạt động không thể tách rời - sau đó đồng thời nâng cấp cả hai hoạt động. Hãy bắt đầu bằng việc áp dụng bảy quy tắc đơn giản nhưng dễ nhầm lẫn , bao gồm: Đảm bảo chiến lược kinh doanh đơn giản và cụ thể, sớm đưa ra các quyết định về việc phân bổ nguồn lực khi hoạch định chiến lược, và liên tục theo dõi, giám sát khi triển khai chiến lược kinh doanh trong thực tiễn.
Tuân thủ những quy tắc trên, các nhà lãnh đạo sẽ giảm thiểu được sai sót trong hoạt động kinh doanh của mình. Thậm chí khi chiến lược kinh doanh có đôi chút sai lầm, bạn cũng có thể nhanh chóng quyết định liệu sai lầm đó có phải do chiến lược kinh doanh, do kế hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh đó hay do chính quá trình thực hiện gây nên. Kết quả mang lại là gì? Bạn có thể nhanh chóng đưa ra những điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Theo kinh nghiệm của các công ty danh tiếng như Cisco Systems[1], Dow Chemical[2] và 3M[3], bạn có thể cải thiện kết quả tài chính của công ty từ 60% lên 100%. ...Tới thực tế Bảy quy tắc để thực hiện chiến lược kinh doanh thành công: 1. Đảm bảo kế hoạch kinh doanh đơn giản và cụ thể: Tránh mô tả dài dòng về những mục tiêu kinh doanh quá xa vời. Thay vào đó, hãy xác định rõ ràng những hoạt động mà doanh nghiệp của bạn sẽ thực hiện và không thực hiện. Ví dụ: Ban quản trị của tập đoàn Barclays Capital, một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - đầu tư của Châu Âu, cho biết họ sẽ không cạnh tranh với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ hoặc không đầu tư vào mảng thị trường chứng khoán ít đem lại lợi nhuận. Thay vào đó, họ xác định đối tượng phục vụ của Barclays là các nhà đầu tư có nhu cầu ngày càng tăng về thu nhập cố định. 2. Giả định về những thách thức: Bảo đảm rằng các giả định trong chiến lược kinh doanh dài hạn phải phản ánh tình hình kinh tế thị trường và hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Tập đoàn Tyco[4] uỷ quyền cho các nhóm chức năng chéo trong từng đơn vị kinh doanh liên tục phân tích khả năng sinh lợi của thị trường, các cơ hội phát triển, chi phí và giá cả so với các đối thủ cạnh tranh. Các nhóm này họp với ban quản trị doanh nghiệp hai tuần một lần để thảo luận về những thông tin mà họ thu thập được. Quá trình điều chỉnh này giúp xây dựng những kế hoạch kinh doanh gắn liền với thực tiễn hơn và góp phần tạo nên thành công đầy ấn tượng của Tyco. 3. Nhất quán trong hoạt động: Lãnh đạo của các bộ phận cũng như các nhóm hoạch định chiến lược kinh doanh, hoạt động marketing và hoạt động tài chính của doanh nghiệp phải nhất trí với nhau về khung đánh giá hoạt động chung.
Khi tìm được tiếng nói chung, ban quản trị doanh nghiệp có thể dễ dàng nhất trí với các dự toán tài chính. 4. Sớm đưa ra thảo luận về việc phân bổ nguồn lực: Thách thức đối với các doanh nghiệp nằm ở thời điểm họ cần tới những nguồn lực mới để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Thông qua việc đặt ra những câu hỏi như “Doanh nghiệp của bạn có thể triển khai lực lượng bán hàng nhanh tới mức nào?” và “Các đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng nhanh đến đâu?”, bạn có thể đưa ra các dự báo và kế hoạch kinh doanh khả thi và phù hợp với thị trường hơn. 5. Xác định những lĩnh vực ưu tiên: Tiến hành hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đòi hỏi một vài hoạt động chủ chốt phải được tiến hành đúng thời điểm và bằng những cách thức phù hợp. Công khai các ưu tiên chiến lược để mọi nhân viên đều biết về hoạt động mà doanh nghiệp đang chú trọng.
6. Liên tục theo dõi giám sát hoạt động kinh doanh: Theo dõi các kết quả kinh doanh thực tế và so sánh với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng lại các giả định cho kế hoạch kinh doanh và phân bổ lại nguồn lực nếu cần. Bạn sẽ có thể chỉnh sửa những sai sót trong kế hoạch kinh doanh của mình và trong việc thực hiện kế hoạch đó. Tránh tình trạng nhầm lẫn hai hoạt động trên. 7. Phát triển khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh: Những người thực hiện chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng hơn bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Hãy coi việc lựa chọn và phát triển năng lực của những người quản lý trong công ty là một ưu tiên trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Ban lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Barclays chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động tuyển dụng. Các thành viên trong ban quản trị xem xét chặt chẽ ứng viên tiềm năng của các bộ phận và đề ra mức thưởng cho những nhân viên mới có tài về kết quả vượt trội của họ. Đồng thời các nhân viên giỏi sẽ không bị phạt khi đơn vị kinh doanh của họ thâm nhập vào các thị trường mới và đạt mức lợi nhuận ban đầu thấp hơn. |
Theo vietnamnet