Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng gửi đến Tinh Dầu CT trong thời gian qua. Có lẻ sẽ có nhiều bà mẹ có con mới sinh, con nhỏ, có mua dầu tràm thì chắc chắn sẽ thắc mắc như vậy, nên hôm nay Shop Tinh Dầu CT sẽ chia sẽ với bạn “Dầu tràm có được mang lên máy bay không?”.
Theo Công văn của Cục Hàng không Việt Nam số 2974, ngày 22/7/2016 về việc vận chuyển các loại tinh dầu qua đường hàng không. Dầu tràm theo quy định của ICAO là hàng hóa nguy hiểm thuộc loại chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquit), thuộc nhóm 3, UN2052 dưới tên gọi chung là Dipentene và dầu tràm không được mang lên tàu bay dưới dạng hành lý xách tay, hành lý ký gửi hoặc mang trong người hành khách hay tổ bay. Đối với tinh dầu sả, tinh dầu quế hiện tại các quy định ICAO cũng như của Việt Nam không có bất cứ hạn chế nào. Ngoài quy định chung là các chất lỏng, tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy / điểm bốc hơi nhỏ hơn 60°C.
Công văn này đã được gửi đến các Cảng hàng không, công ty hàng không cả nước thông báo việc không cho phép vận chuyển dầu tràm / tinh dầu tràm dưới dạng hành lý xách tay, hành lý ký gửi khi đi máy bay. Dầu tràm chỉ được vận chuyển trên máy bay dưới dạng hàng hóa nguy hiểm và phải tuân theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Ngoài ra, các tinh dầu có điểm chớp cháy/điểm bốc hơi dưới 60°C phải được vận chuyển theo quy định đối với hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng không.
Dầu tràm – tinh dầu tràm gió Cajeput là một trong những loại tinh dầu được yêu thích bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp trong gia đình của dầu tràm. Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng hàng không, phải tuân theo những quy định chung về an toàn như đã giới thiệu ở trên.
Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho nhiều người.
hcm.