Tinh dầu tràm là một trong những dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người.

Tinh dầu tràm là một trong những dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người.

Tinh dầu tràm là một trong những dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người.

Văn phòng cho thuê tại TP-HCM  Hệ thống trên 8 chi nhánh tại các quận trung tâm, tòa nhà hạng A.
 Với hơn 20 tiện ích đầy đủ để sử dụng.
 Và Hơn 650,000 Doanh Nghiệp đã và đang đồng hành cùng chúng tôi.

Tinh dầu tràm hãy khám phá tác dụng và cách sử dụng

  Tác dụng của tinh dầu tràm (họ tràm gió) đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người Việt Nam. Khám phá những công dụng tuyệt vời cũng như cách dùng tinh dầu tràm gió hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như tận dụng được những giá trị thiên nhiên trong việc gìn giữ vẻ đẹp cho người phụ nữ.

 Cây Tràm Gió Là Gì?

Cây tràm gió có tên khoa học là Melaleuca Cajeputi Powell, thuộc họ Sim – Myrtaceae (là tên khoa học của các cây thuộc họ tràm). Cây tràm gió có thân gỗ, đường kính thân nhỏ, cao tầm khoảng 7 m đối với những cây trưởng thành. Trên thân cây có vảy mỏng xốp bao quanh, nhánh cây nhỏ mảnh và hơi rủ xuống dưới. Cây tràm gió có lá dạng thon giống lá tre nhưng bản lá có thể rộng hơn lá tre một chút, lá tràm gió dài từ 7 đến 8 cm, rộng cỡ 2 cm. Hoa của cây mọc ở ngọn, dài khoảng 3 đến 7 cm có màu trắng, phía cuối hoa tiếp tục mọc lá. Hoa tràm gió dài và có tràng nhỏ, mang nhiều nhị hoa. Cây tràm gió có các quả nhỏ nằm ngay trong đài hoa.

Cây tràm gió là loài cây có hệ sinh thái đa dạng. Ta có thể tìm gặp loài cây này ở nhiều quốc giá và vùng khí hậu tương đối khác biệt, nhưng phổ biến nhất là vùng Bắc Mỹ và khu vực Đông Nam Á. Loài cây này thường được bắt gặp ở các vùng sác cạn hoặc được trồng ở vùng đất phèn ven biển tiến vào đất liền để lấy lá phục vụ cho việc sản xuất tinh dầu. Cây tràm gió được nhập vào nước ta từ Úc và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Lá tràm gió cũng như lá của cây thuộc họ tràm khác có vị cay, tính ấm nóng và đặc trưng với mùi hương dễ chịu hơi nồng. Với các đặc tính trên, lá cây tràm gió có khả năng làm ra mồ hôi, trừ phong hàn và làm giảm đau nên được dùng trong dân gian như một phương pháp trị cảm lạnh, có thể lấy nước để rửa mụn, vết thương và trị mẩn ngứa hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để trị phong thấp.

 Tinh dầu tràm gió.

Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ lá của cây tràm gió mang nhiều hoạt chất có khả năng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tinh dầu tràm gió có nhiều thành phần khác nhau, nhưng các tác dụng của tinh dầu tràm gió được đặc trưng bởi 2 thành phần, đầu tiên là chất Eucalyptol chiếm 42-52% có khả năng sát khuẩn và làm long đờm, chính thành phần này tạo nên hương thơm của lá tràm gió cũng như tinh dầu tràm gió.Với những đặc tính của mình mà thành phần Eucalyptol thường được sử dụng như nguyên liệu của thuốc ho, nước súc miệng và xuất hiện trong các loại mỹ phẩm. Thành phần còn lại là chất α-Terpineol với nồng độ là 5-12%, đây là thành phần có tính sát khuẩn và kháng nấm đặc biệt mạnh. Thành phần α-Terpineol thường được xuất hiện dưới các dạng khác nhau của các chất kháng khuẩn như bôi thoa trực tiếp hay hít ngửa bay hơi.

 Tác Dụng Của Tinh Dầu Tràm Gió.

Cách dùng tinh dầu tràm gió phòng chống cảm cúm và trị ho: Thoa tinh dầu tràm gió vào lòng bàn chân hoặc thái dương hoặc hòa vào nước khi tắm để giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệt có thể sử dụng cách này cho trẻ nhỏ để phòng tránh bệnh tật.
- Sử dụng tinh dầu tràm gió chống viêm: Nếu bạn đang bị tình trạng nghẹt mũi thì có thể pha tinh dầu tràm gió cùng với nước với tỷ lệ 5 đến 10% rồi nhỏ mũi để giúp sát khuẩn và trị nghẹt mũi. Cũng có thể sát trùng vết thương bằng cách nhỏ tinh dầu tràm gió với nước theo tỷ lệ 0.2% tinh dầu để rửa vết thương.
- Dùng tinh dầu tràm gió trị đau nhức: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm gió vào các vùng đau nhức như xương khớp, vùng sưng tấy và cả vùng bụng để xoa bóp. Bạn cũng có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm gió và nước ấm để uống giúp giảm đau bụng tốt hơn.
- Dùng tinh dầu tràm trị mụn: Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng tinh dầu tràm gió với nước để thoa lên vùng bị mụn hoặc các vùng thường nổi mụn để trị và ngăn ngừa mụn xuất hiện, làm đều đặn một ngày khoảng 1 đến 2 lần để nhanh thấy kết quả. Đối với các bạn bị tình trạng mụn nhiều có thể cho vài giọt tinh dầu tràm gió vào sửa rửa mặt để sử dụng hằng ngày.
- Cách dùng tinh dầu tràm gió trị hôi miệng và chống viêm răng miệng: Cho khoảng 3 giọt tinh dầu tràm gió vào nước ấm dùng để súc miệng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho vài giọt tinh dầu tràm gió và kem đánh răng để sử dụng.
 Cách sử dụng tinh dầu tràm gió trị gàu: Cho tinh dầu tràm gió vào dầu gội với tỷ lệ 5% tinh dầu để chăm sóc mái tóc, với công thức này bạn sẽ đẩy lùi không chỉ gàu mà còn những con cháy rận, đồng thời cũng giúp mái tóc chắc và khỏe hơn.
- Dùng tinh dầu tràm gió trị nấm bàn chân và các bệnh ngoài da: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm gió lên các vùng cần trị liệu 1 ngày khoảng 1 đến 2 lần để điều trị và nhanh thấy kết quả.
- Cách dùng tinh dầu tràm gió dưỡng da: Nhỏ tinh dầu tràm gió vào bồn tắm để ngâm mình thư giản, với cách này tinh dầu tràm gió sẽ giúp dưỡng và làm sạch sâu làn da cho bạn, đồng thời hương thơm dễ chịu từ tinh dầu thiên nhiên sẽ giúp bạn thư giản và giảm mệt mỏ. Bạn cũng có thể cho vài giọt tinh dầu tràm gió vào kem dưỡng để sử dụng hằng ngày.

 Mua tinh dầu tràm ở đâu ?

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu với đủ loại mẫu mã, và giá cả cũng rất khác nhau, việc lựa chọn cho mình một lọ tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên không hề giễ dàng. Tinh dầu Thanh Phong tự hào là nhà phân phối sản phẩm tinh dầu thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, được công bố thành phần trên các kênh thông tin đại chúng, và được kiểm nghiệm định kỳ, tại trung tâm đăng kiểm CL III, quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, vui lòng download bản công bố chất lượng ở cuối trang để biết thêm thông tin.

#tinhdautram  #tinhdauhoi  #tinhdauthanhphong

Các bài viết khác...

NHÂN SỐ HỌC
NHÂN SỐ HỌC
bộ môn do nhà toán học Pythagoras đã nghiên cứu và phát triển từ khoảng 2.600 năm trước.
Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên đã đưa ra những lý luận cơ bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn hẳn đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường
Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặn..
Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặn..
Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặng luôn một chiếc Aventador S mới cứng nhân dịp Giáng sinh
Ám thị - Trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Ám thị - Trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Ám thị - Trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật.
Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền
Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền
Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền thuê nhà, ăn uống, đến tập gym... thì chúng không được vượt quá thu nhập hàng tháng,
Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn
Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn
Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn phòng, các nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này muốn kinh doanh hiệu quả,
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, bạn thường quên nguyên tắc này. Bạn không coi trọng việc nghiên cứu