Ngày, tháng, năm ban hành - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua. - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành. - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày … tháng … năm …; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chỉ số ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước
Số, ký hiệu của văn bản
Số, ký hiệu của văn bản được quy phạm pháp luật
- Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở
Trung ương ban hành được thực hiện theo quy định tại điều 3 của Nghị
định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tại
thông tư này, cụ thể như sau:
Số của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong nột năm và năm ban hành văn bản đó. Số được ghi bằng chữ số ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số, ví dụ: 2004, 2005;
Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chữ viết tắt tên
loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước (Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được thực hiện theo quy định tại
Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Số, ký hiệu của văn bản hành chính
- Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do cơ
quan, tổ chức ban hành trong một năm. Tuỳ theo tổng số văn bản và số
lượng mỗi loại văn bản hành chính được ban hành, các cơ quan, tổ chức
quy định cụ thể việc đăng ký và đanh số văn bản. Số của văn bản được
ghi bằng chữ số ả-rập bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Kí hiệu của quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) và của
các hình thức văn bản có tên loại khác bao gồm chữ viết tắt tên loại
văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước
ban hành văn bản.
- Kí hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ
chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn
vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có). Ví dụ: Công
văn của Chính phủ do Vụ Hành chính văn phòng Chính phủ soạn thảo: Số:
…/CP_HC; Công văn của Thủ tướng Chính phủ do Vụ Văn xã văn phòng Chính
phủ soạn thảo: Số: …/TTg_VX; Công văn của Bộ xây dựng do cục quản lý
nhà Bộ Xây dựng soạn thảo: Số: …/BXD_QLN; Công văn của Uỷ ban nhân dân
tỉnh … do tổ chức chuyên viên (hoặc thư kí) theo dõi lĩnh vực văn hoá
xã hội soạn thảo: Số: …/UBND_VX; Công văn của Sở Công nghiệp tỉnh … do
Văn phòng Sở soạn thảo: Số: … /SCN-VP.
- Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và chữ
viết tắt tên các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức phải được quy định
cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.
- Từ “số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ
in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ: “số” có dấu hai chấm; giữa
số, năm ban hành và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các chữ
viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-). Ví
dụ: Số: 33/2002/NĐ-CP; Số: 15/QĐ-UBND; Số: 23/BC-BNV; Số: 234/SCN-VP.