Văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, virture office, share office, coworking, van phong ao, van phong ao tai tp.hcm, van phong chia se,

12 lời khuyên khi phân tích đối thủ cạnh tranh

12 lời khuyên khi phân tích đối thủ cạnh tranh

Văn phòng cho thuê tại TP-HCM  Hệ thống trên 8 chi nhánh tại các quận trung tâm, tòa nhà hạng A.
 Với hơn 20 tiện ích đầy đủ để sử dụng.
 Và Hơn 650,000 Doanh Nghiệp đã và đang đồng hành cùng chúng tôi.

12 lời khuyên khi phân tích đối thủ cạnh tranh

 

altBất cứ ai đang cố gắng xây dựng một công việc kinh doanh mới, một trong các nhiệm vụ đầu tiên của họ là nghiên cứu phân tích và định dạng đối thủ cạnh tranh. Nhờ sự am hiểu đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có khả năng tìm thấy, khai thác và thậm chí học hỏi cách phát triển của chính đối thủ cạnh tranh đó. Mười hai mẹo nhỏ sau sau đây giúp bạn phác thảo và hoàn thiện công việc thiết thực này.

1. Hãy làm khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Khi đóng vai khách hàng bạn hãy mang theo giấy và bút để ghi lại các điểm quan trọng cần ghi nhớ và đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt. Việc kiểm tra khả năng chăm sóc khách hàng của công ty cạnh tranh sẽ tiết lộ cho bạn biết khá nhiều điều về công việc của họ. Bạn cũng nên mua một thứ gì đó của họ. Đó là cách duy nhất để có được chút kinh nghiệm đầu tiên với các sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn tiếp cận.



2.Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những nguời điều hành của các công ty đối thủ

Những người này có học vấn ra sao? Họ đã học các trường nào? Quá trình làm việc của họ? Họ đã thực hiện công việc kinh doanh trong bao lâu? Các điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Những tin tức này có thể giúp bạn thấy trước được các động thái của đối thủ cạnh tranh. Lấy ví dụ, một người nông dân dày dạn kinh nghiệm sẽ điều hành công ty chuyên doanh về cung cấp giống cây trồng rất khác so với cách mà một tân thạc sĩ trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học nông nghiệp sẽ thực hiện.

3.Mua cổ phần của các đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn đang cạnh tranh với các công ty được niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán thì, bạn nên cân nhắc việc mua một chút cổ phiếu của các công ty này. Chính cách này sẽ giúp bạn nhận được các báo cáo thường xuyên và cập nhật các kết quả tài chính cũng như các chiến lược kinh doanh của công ty này.

4.Nói chuyện với các khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Khi nói chuyện với khách hàng của đối thủ cạnh tranh, bạn nên tìm hiểu tại sao họ lại mua hàng hóa/dịch vụ của họ? Có phải do chất lượng hay do giá cả, do địa điểm hay đó là chỉ sự ủng hộ của khách hàng? Khách hàng không thích điều gì về công ty đang canh tranh với bạn? Họ mong muốn công ty cạnh tranh đó mang lại điều gì? Tại sao họ lại không mua hàng hóa/dịch vụ của chính công ty bạn mà lại vẫn mua của công ty đối thủ?

5. Sử dụng Internet

Các dịch vụ online ví dụ như
Dow Jones Interactive cho phép bạn tìm kiếm hàng ngàn ấn phẩm để lấy tin tức về các đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trực tuyến hay nếu bạn muốn đặt mua các các bài báo đăng tải trên Down Jones, thì bạn sẽ phải đăng ký và trả phí hàng tháng. Bạn cũng có thể học hỏi được nhiều điều về các công ty kinh doanh cạnh tranh bằng một cách khá đơn giản là truy cập vào website của đối thủ cạnh tranh.

6. Kiểm tra các thông tin lưu trữ công cộng

Là một chủ doanh nghiệp, bạn hẳn biết rằng các công ty phải tiết lộ thông tin cho các cơ quan hữu trách. Các doanh nghiệp sẽ phải khai báo thông tin để được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán, để lấy giấy phép kinh doanh, để đăng ký cấp bằng sáng chế hay đăng ký nhãn hiệu hàng hóa… Những bản đăng ký đó sẽ được lưu trữ và chúng sẽ bao gồm các thông tin về các mục tiêu, các chính sách cũng như các công nghệ của công ty.

7. Làm quen với các thủ thư địa phương

Rất nhiều người trong số họ là những nhà khảo sát, nghiên cứu có trình độ kỹ thuật cao và vì vậy họ sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin. Trong các kho lưu trữ dữ liệu bạn cũng sẽ có thể tìm thấy những ấn bản địa phương trong đó có các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.     


8. Tham dự các hội nghị trong ngành và các hội chợ

Đại diện cho những đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ trưng bày tất cả các sản phẩm/dịch vụ của công ty họ tại các hội nghị và hội chợ. Bạn hãy nhân cơ hội này tự mình làm quen với các sản phẩm/dịch vụ mà các đối thủ đang chào bán, các chiến lược bán hàng của họ cũng như các cách thức bán hàng của họ.

9. Tiếp cận các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh

Một đối thủ cạnh tranh đang cố gắng tăng thị phần có thể giảm giá bán. Một công ty đang nỗ lực để tăng lợi nhuận có thể cắt giảm chi phí. Một doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng bán hàng có thể tăng cường và chú trọng vào một chiến dịch marketing. Nếu bạn biết được các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, thì bạn sẽ có khả năng đoán biết tốt hơn các sách lược của họ.

10. Hiểu biết về tiềm năng của đối thủ cạnh tranh mới

Ngày nay, tình hình cạnh tranh trên thương trường luôn luôn thay đổi một cách nhanh chóng. Một chuỗi các cửa hàng bán lẻ mới có thể vẫn còn chưa thâm nhập vào khu vực của các bạn tại thời điểm này nhưng nếu điều đó xảy ra trong tương lai thì tình hình sẽ ra sao? Cũng giống như vậy, bạn nên tính tới việc các công ty hiện nay chưa phải là đối thủ cạnh tranh của bạn nhưng trong thời gian tới họ có thể thay đổi mục tiêu và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty bạn.

11. Đừng ủy thác hoàn toàn công việc theo dõi các đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể chỉ định ai đó làm việc cùng với mình về vấn đề này, cũng như giao nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát và các việc khác có liên quan cho một người tin cậy. Nhưng bản thân là một chủ doanh nghiệp, bạn phải là người xem xét và ra quyết định đối với các thông tin đó. 

12.Định dạng tình hình cạnh tranh một cách toàn bộ

Kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ phải bao gồm bất cứ điều gì nhằm kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh về với bạn. Lấy ví dụ, bạn có thể thấy các rạp hát không chỉ cạnh tranh với các rạp chiếu phim khác, mà còn phải cạnh tranh với các nhà hàng có trình diễn nhạc sống, thậm chí còn phải cạnh tranh cả với truyền hình cáp và các trò chơi video nữa. 


Các bài viết khác...

NHÂN SỐ HỌC
NHÂN SỐ HỌC
bộ môn do nhà toán học Pythagoras đã nghiên cứu và phát triển từ khoảng 2.600 năm trước.
Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên đã đưa ra những lý luận cơ bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn hẳn đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường
Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặn..
Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặn..
Tự chế siêu xe Lamborghini cho con bằng máy in 3D, ông bố được gửi tặng luôn một chiếc Aventador S mới cứng nhân dịp Giáng sinh
Ám thị - Trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Ám thị - Trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Ám thị - Trạng thái bản ngã trong giao tiếp
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật.
Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền
Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền
Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền thuê nhà, ăn uống, đến tập gym... thì chúng không được vượt quá thu nhập hàng tháng,
Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn
Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn
Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn phòng, các nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này muốn kinh doanh hiệu quả,
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, bạn thường quên nguyên tắc này. Bạn không coi trọng việc nghiên cứu
 Khi bạn liệt kê tất cả chi phí cố định và thay đổi hàng tháng, từ tiền
 Cũng giống như những sản phẩm khác, muốn bán được dịch vụ cho thuê văn
 Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này
 Sau cuốn Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) và Lợi thế cạnh tranh quốc gia
 Chiến lược này dựa trên tính năng đặc biệt và độc đáo của sản phẩm, dị
 Chiến Lược Khác Biệt Hoá Sản Phẩm
 12 lời khuyên khi phân tích đối thủ cạnh tranh
 Ngân sách Marketing thời suy thoái
 Mobile Marketing: Công cụ chống suy thoái
 Marketing hướng nội và marketing hướng ngoại: Chân trước, chân sau
 Marketing chiến lược là gì?
 Cảnh báo cho các marketer trực tiếp
 Marketing – mix
 Marketing liên kết - Tương lai của quảng cáo điện tử
 Các chuyên gia tiếp thị có thể học hỏi được gì từ chiến dịch tranh cử
 Marketing vì mục đích cao đẹp
 Năm bài học cho loại hình tiếp thị qua Email
 Yếu tố hài hước trong tiếp thị
 Để tiếp thị hiệu quả từ các cuộc triển lãm thương mại
 Notron phản ánh – nguồn lực có sẵn cho marketing
 Marketing: Bao nhiêu P mới đủ?
 Chiến lược hay chiến thuật?
 Chiến lược Marketing của bạn có thực sự khả thi?
 Lập kế họach chương trình PR (B1 - B3)
 Lập kế hoạch chương trình PR (Bước 4 - 6)
 Quan hệ các nhóm công chúng
 Maketing - Chiến lược và kế họach
 Quan niệm sai về marketing của doanh nghiệp nhỏ
 Tạo mạng lưới quan hệ
 Quan hệ với chính quyền
 Quan hệ với giới truyền thông
 Nghiên cứu thị trường - Khám phá nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của
 PR hướng tới người tiêu dùng
 Phong thủy trong Marketing
 Vượt khỏi 4P và 3C: Tiếp thị thành công với 5T
 Customer Insight - Thấu hiểu mong muốn ẩn dấu của khách hàng