Lá thường xuân, cam thảo, bách bộ, hoàng kỳ… hỗ trợ giảm ho, đàm, viêm nhiễm, góp phần làm sạch đường hô hấp, có khả năng bổ phổi.
Ông tổ Tây y Hippocrates và danh y Hải Thượng Lãn Ông ưa dùng thảo dược thiên nhiên để bào chế các bài thuốc; thông dụng là những loại thảo dược hỗ trợ giải cảm, giảm ho, viêm hô hấp. Thảo dược hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, góp phần bồi bổ cơ thể, củng cố sức khỏe.
Các triệu chứng khi bị cảm cúm, viêm hô hấp thường gặp là ho nhiều, tiết đàm hoặc dịch mũi, ngứa rát, đau sưng đỏ họng. Triệu chứng có thể nhiều hay ít tùy theo mức độ cảm cúm. Theo dược sĩ Nguyễn Xuân Hà, công tác tại Công ty Golden Health USA (TP HCM), thảo dược thường được phân loại theo công dụng, cụ thể có các nhóm dưới đây.
Hỗ trợ giảm ho đàm
Ho là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của viêm hô hấp. Lá thường xuân, dương tử tô, kha tử, thanh ty đằng, bướm bạc, bách bộ là cây thuốc quý trong thiên nhiên. Các loại thảo dược này có chung công dụng là làm mát dịu niêm mạc họng, hỗ trợ giảm đau họng, long đàm, thông mũi, góp phần làm dịu cơn ho.
Lá thường xuân (xuất xứ từ châu Âu) đã được khoa học nghiên cứu từ năm 1949. Dựa trên nghiên cứu "Sinh học tế bào", giáo sư Hanns Haberlein (Đại học Bonn - Đức) cùng cộng sự đã giải mã cơ chế tác dụng của dịch chiết lá thường xuân, cho thấy α - Hederin trong thảo dược này giúp làm giãn cơ trơn phế quản, giảm độ nhớt dịch nhầy, có tác dụng long đàm và giảm ho. Lá thường xuân từ Pháp được giới y khoa ở nhiều nước sử dụng.
Góp phần kháng viêm, giảm sưng đau rát họng
Viêm hô hấp thường có 4 dấu hiệu như đau, sưng, nóng, đỏ. Người mắc bệnh thường bị sưng, đau, rát cổ họng, nuốt thức ăn cũng bị đau. Trẻ em bị viêm hô hấp thường bỏ ăn, kém ăn. Nhóm thảo dược góp phần giảm các triệu chứng viêm sưng họng, điển hình như bồ công anh, thanh tương tử.
Hai loại thảo dược này có tính tiêu viêm, góp phần giảm viêm đường hô hấp, giảm sưng đau rát họng. Chúng hỗ trợ làm sạch đường hô hấp, ngăn chặn và hạn chế viêm nhiễm. Thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể khi nóng trong người cũng là lợi ích của bồ công anh, thanh tương tử.
Lá Thường Xuân, Kha Tử, Dương Tử Tô góp phần giảm viêm đường hô hấp, giảm sưng đau rát họng. Ảnh: Shutter Stock
Lá thường xuân, kha tử, dương tử tô góp phần giảm viêm đường hô hấp, giảm sưng đau rát họng. Ảnh: Shutterstock.
Hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng
Nguyên nhân viêm hô hấp là do nhiễm virus cảm cúm. Trong nhiều trường hợp, ban đầu chỉ viêm hô hấp, sau đó vi khuẩn thừa cơ hội tấn công làm nhiễm trùng. Nếu bệnh dần nặng hơn, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Những loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hô hấp như dương tử tô, mộc hồ điệp, bách bộ, thanh tương tử, lá thường xuân, kha tử, bướm bạc, hoàng kỳ.
Một vài loại thảo dược trong nhóm này có chứa hoạt chất Codein, hỗ trợ kháng khuẩn mạnh, nhất là ở vùng mũi, họng, miệng. Trong đó, kha tử có chứa hoạt chất kháng khuẩn với hàm lượng cao 24-26%, hỗ trợ diệt khuẩn, cải thiện ho và viêm nhiễm hô hấp. Các loại thảo dược còn lại có khả năng kháng khuẩn, làm sạch đường hô hấp, giảm viêm phế quản.
Bổ phổi, tăng cường đề kháng
Thiên nhiên còn ban tặng con người một số loại thảo dược giúp bổ phổi, bồi bổ cơ thể. Cam thảo, dương tử tô, bách bộ bồi bổ và bảo vệ lá phổi, trung tâm quan trọng nhất của hệ hô hấp. Các loại thảo dược này làm nhuận phổi, ấm phổi, hỗ trợ cơ quan này ít bị nguy cơ viêm nhiễm.
Tăng cường đề kháng có thể kể đến thảo dược hoàng kỳ. Cây thuốc quý này có công dụng bồi bổ lâu dài nhờ vào tác dụng tăng tuần hoàn, làm giãn mạch, có thể giúp máu huyết lưu thông, cung cấp dinh dưỡng tốt hơn.
Cam thảo, dương tử tô, bách bộ, hoàng kỳ góp phần làm nhuận phổi, ấm phổi, tăng sức đề kháng. Xin hình không text chữ. Xin nguồn ảnh.
Cam thảo, dương tử tô, bách bộ, hoàng kỳ góp phần làm nhuận phổi, ấm phổi, tăng sức đề kháng. Ảnh: Shutterstock.
Immunegamma là loại hoạt chất được chiết xuất từ vách tế bào lợi khuẩn. Đây là những tiểu phân tử rất nhỏ, thường không bị tiêu diệt ở môi trường axit ở dạ dày. Hoạt chất này được phát minh bởi các nhà khoa học Mỹ, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, góp phần cơ thể chống lại nguy cơ viêm nhiễm, cho tiêu hóa tốt hơn, nhất là ở trẻ biếng ăn.
Dược sĩ Nguyễn Xuân Hà
(bài viết được chia sẽ từ vnexpress)